Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Nên bỏ chỉ tiêu GDP bình quân đầu người theo đô la Mỹ
Hội nghị Trung ương VIII, khóa XII vừa kết thúc đã quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, đây là lúc nên thảo luận về việc lựa chọn các chỉ tiêu đo lường sự phát triển kinh tế - xã hội.

 


rong các chỉ tiêu hiện hữu, chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo đô la Mỹ nên chuyển thành một chỉ tiêu tham chiếu trong các báo cáo chứ không nên là một chỉ tiêu chính vì ba lý do. Thứ nhất, nó không tương thích với chỉ tiêu tăng trưởng GDP. Thứ hai, nó có thể bóp méo việc điều hành kinh tế vĩ mô. Thứ ba, nó làm mất vai trò của tiền đồng cũng như hình ảnh quốc gia.


Sự mâu thuẫn của hai chỉ tiêu











Việt Nam không nên đưa chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo đô la Mỹ làm chỉ tiêu chính thức. Ảnh: THÀNH HOA

Tăng trưởng GDP thực phản ánh tốc độ tăng trưởng các sản phẩm được tạo ra hàng năm trong nền kinh tế. Ví dụ, giả sử một nền kinh tế chỉ duy nhất trồng lúa với năm trước sản lượng là 1 triệu tấn và năm sau là 1,1 triệu tấn thì tốc độ tăng trưởng là 10%. Do vậy, nó là một con số duy nhất cho dù tính bằng bất kỳ đơn vị tiền tệ nào đó.


Theo nguyên tắc bình thông nhau và tỷ giá đồng tiền được điều chỉnh một cách tự nhiên theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia thì mức tăng GDP thực bình quân đầu người tính bằng hai loại tiền tệ phải bằng nhau.


Việc đặt ra cả chỉ tiêu tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người tính theo đô la Mỹ sẽ thường dẫn đến tình trạng rất bất thường và các con số mâu thuẫn nhau.


Ví dụ, Nghị quyết Đại hội XI vào năm 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm trong giai đoạn 2011-2015 là 7-7,5%/năm và GDP bình quân đầu người năm 2015 khoảng 2.000 đô la Mỹ. Con số thực tế là 5,9%/năm và 2.109 đô la Mỹ.


Như vậy, tăng GDP thì thấp hơn kế hoạch rất nhiều, trong khi GDP bình quân đầu người lại vượt kế hoạch. Nguyên nhân là “nhờ” lạm phát cao và mức độ điều chỉnh của tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng thấp hơn mức chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ rất cao.


Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2016-2020 đã xác định chỉ tiêu tăng GDP bình quân năm trong giai đoạn này là 6,5-7%/năm và GDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng 3.200-3.500 đô la Mỹ.


Với chỉ tiêu tăng GDP, giả sử tốc độ tăng trưởng dân số giai đoạn 2016-2020 khoảng 1%/năm thì tốc độ tăng GDP bình quân đầu người theo kế hoạch được duyệt sẽ là 5,5-6%/năm.








Khi lạm phát tăng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và chính sách điều hành tỷ giá không thay đổi (đương nhiên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bị giảm) thì sẽ “góp phần” làm tăng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo đô la Mỹ. Điều này đi ngược lại với quy luật khách quan.

Với chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, mức tăng danh nghĩa bình quân hàng năm là 8,7-10,7%.


Giả sử mức độ mất giá của đồng đô la Mỹ (lạm phát của Mỹ) trong giai đoạn 2016-2020 bằng với bình quân năm năm trước đó (1,6%) thì tốc độ tăng GDP thực tính theo đồng đô la Mỹ sẽ trong khoảng 7,1-9,1%. Mức này cao hơn rất nhiều so với mức 5,5-6% nêu trên.


Nếu theo con số kế hoạch GDP bình quân đầu người 3.200 đô la Mỹ vào năm 2020 và giả sử mức tăng GDP bình quân đầu người theo các năm là tương đương nhau thì con số của năm 2017 phải là 2.492-2.583 đô la Mỹ. Con số thực tế chỉ là 2.389 đô la Mỹ cho dù mức tăng GDP bình quân hai năm 2016-2017 đúng 6,5% và tốc độ tăng dân số vào khoảng 1%.


Như vậy, khả năng rất cao là tình trạng của giai đoạn 2016-2020 sẽ ngược với giai đoạn 2011-2015. Điều này có nghĩa là chỉ tiêu tăng trưởng GDP thì đạt, nhưng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo đồng đô la Mỹ sẽ không đạt.


Làm thế nào có thể đạt được cả hai chỉ tiêu?


Giả sử tỷ lệ lạm phát và mức độ mất giá của tiền đồng trong  ba năm 2018-2020 tương đương với hai năm qua thì GDP bình quân đầu người tính theo đô la Mỹ sẽ chỉ vào khoảng 2.880 đô la Mỹ, bằng 90% so với kế hoạch.


Nhìn vào thực tiễn xảy ra ở các năm trước, để có thể đạt được con số 3.200 đô la Mỹ nói trên thì có thể điều hành chính sách vĩ mô sao cho GDP theo giá danh nghĩa bằng tiền đồng tăng thêm hơn 10% nữa và tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng chỉ như mức thông thường.


Nói như vậy để cho thấy khi lạm phát tăng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và chính sách điều hành tỷ giá không thay đổi (đương nhiên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bị giảm) thì sẽ “góp phần” làm tăng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo đô la Mỹ. Điều này đi ngược lại với quy luật khách quan.


Trong bài viết 10 năm WTO: thua trên sân nhà đăng trên TBKTSG, số ngày 21-4-2016, tác giả đã chỉ ra đây chính là hiện tượng “phồn hoa giả tạo” - lạm phát càng cao thì tính ra đồng đô la Mỹ thấy mình giàu có hơn nhưng thực chất là đời sống khó khăn hơn.


Tác động tiêu cực đến vai trò của đồng tiền và hình ảnh quốc gia


Tác giả bài viết này hiểu rằng việc đưa thêm chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính bằng đô la Mỹ là để tiện cho việc so sánh Việt Nam với các nước khác. Tuy nhiên, việc sử dụng một đơn vị tiền tệ khác sẽ làm mất đi vai trò của đồng tiền quốc gia.


Thêm vào đó, hãy thử hình dung xã hội sẽ phản ứng như thế nào khi năm 1976 một ai đó đề nghị lấy đồng đô la Mỹ làm đơn vị tính toán và giờ đây là đề nghị sử dụng đồng nhân dân tệ để làm đơn vị tham chiếu? Nhìn ở khía cạnh hình ảnh quốc gia với một góc nhìn toàn diện theo thời gian thì vấn đề rất nhạy cảm và không hay.


Tóm lại, những phân tích nêu trên cho thấy trong những kỳ kế hoạch tới, Việt Nam không nên đưa chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo đô la Mỹ làm chỉ tiêu chính thức vì nó vừa không khoa học và có thể làm méo mó chính sách vĩ mô, vừa không ổn về hình ảnh quốc gia và vị thế tiền đồng. Đối với trường hợp để tham chiếu và so sánh thì trong các báo cáo đánh giá có thể tính chỉ tiêu này như các chỉ tiêu phân tích khác mà thôi.  

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Fed dưới áp lực chính trị (19-10-2018)
    Biến động theo chứng khoán Mỹ hay Trung Quốc? (17-10-2018)
    Sau 30 năm vẫn là nhân công giá rẻ (16-10-2018)
    Nước Đức nhọc nhằn “cai” than (16-10-2018)
    Trung Quốc thuê đất Lào, Campuchia sản xuất: Thế mạnh Việt Nam lao đao (15-10-2018)
    Các ông lớn dầu khí đặt cược vào khí thiên nhiên (13-10-2018)
    May mặc Myanmar gặp nguy khi EU xem xét trừng phạt thương mại (11-10-2018)
    Hàng Việt chậm chân bước vào thị trường ASEAN (11-10-2018)
    Lao động trẻ Đài Loan đổ xô đến Đông Nam Á làm việc (09-10-2018)
    Mỹ sắp "soán ngôi" Trung Quốc trong nhập khẩu cá tra Việt Nam (09-10-2018)
    Trung Quốc: Sụp đổ cho vay ngang hàng hủy hoại cuộc sống người dân (08-10-2018)
    Vì sao nhiều người Mỹ làm nhiều nghề để kiếm sống? (07-10-2018)
    TPP sẽ hồi sinh? (06-10-2018)
    Không buông bỏ tỷ giá (04-10-2018)
    WB dự báo tăng trưởng GDP 2018 của Việt Nam đạt khoảng 6,8% (04-10-2018)
    Giá vàng thế giới tăng lên mức “đỉnh” (03-10-2018)
    Không lớn được vì tư duy tiểu nông (02-10-2018)
    Thêm một lát cắt về FDI (01-10-2018)
    Nông nghiệp Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại dài hơi (30-09-2018)
    Các công ty đa quốc gia tăng giá bán hàng vì chiến tranh thương mại (29-09-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153117109.